Là một trader, bạn sẽ thường xuyên phải theo dõi những hoạt động và diễn biến của FED. Vì sao? Vì FED được biết đến là một tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới. Với vai trò là tổ chức giám sát kinh tế và các chính sách tiền tệ của nước Mỹ, mỗi một cuộc họp hay một thông báo lãi suất từ FED đều khiến cả thế giới phải dõi theo dõi.
MỤC LỤC
FED là gì?
FED là viết tắt của The Federal Reserve System- hay Hệ thống dự trữ liên bang, là Ngân hàng Trung ương Mỹ và là một tổ chức tài chính lớn mạnh nhất trên thế giới. FED được thành lập với mục đích cung cấp cho nước Mỹ một hệ thống tài chính đảm bảo các yếu tố an toàn, linh hoạt và ổn định. FED bao gồm 12 Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực. Mỗi ngân hàng đều có nhiệm vụ cụ thể với một khu vực địa lý của Mỹ và được gọi là “The Fed”
Nhiệm vụ chính của FED
FED có nhiệm vụ chính là thực hiện các chính sách tiền tệ của nước Mỹ, giám sát và điều tiết hoạt động của ngân hàng, duy trì sự ổn định về tài chính và cung cấp các dịch vụ về ngân hàng.
Sự ra đời của FED
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thành lập bởi Quốc hội Mỹ vào năm 1913. Sự ra đời của FED được bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng tài chính lặp đi lặp lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế khủng hoảng nặng nề từ việc các ngân hàng và các doanh nghiệp phá sản. Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng năm 1907 là nguyên cớ cho một lời kêu gọi thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm khắc phục tình trạng này.
FED là một tổ chức có quyền lực trong việc thực hiện các biện pháp giúp đảm bảo sự ổn định tài chính của quốc gia. Đồng thời còn là cơ quan quản lý tài chính của các tổ chức tài chính trong nước. Các ngân hàng xem FED như một nơi cuối cùng để vay tiền nếu như họ không thể vay được ở một nơi nào khác.
Như tôi đã đề cập ở trên, hệ thống FED được tạo thành từ 12 Ngân hàng Liên bang khu vực. Những ngân hàng này có trụ sở tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.
FED là tổ chức độc lập
Fed được xem là tổ chức độc lập vì các quyết định ở đây hoàn toàn không cần đến Tổng thống hoặc các thành viên chính phủ phê duyệt. Tuy vậy, FED vẫn chịu sự giám sát của Quốc hội, mọi hoạt động đều phải nằm trong khuôn khổ của các mục tiêu, chính sách về tài chính và kinh tế của chính phủ.
4 nhiệm vụ của FED
- Thực hiện việc quản lý các chính sách tiền tệ quốc gia bằng các ảnh hưởng đến điều kiện tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế Mỹ, đảm bảo việc làm cho người dân, giá cả ổn định và lãi suất dài hạn.
- Giám sát và điều chỉnh các tổ chức ngân hàng để đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính và ngân hàng Hoa Kỳ, bảo vệ quyền lợi tín dụng của người tiêu dùng.
- Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và giảm bớt các nguy cơ rủi ro.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm việc giữ vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống thanh toán quốc gia, cho các tổ chức lưu ký, chính phủ Mỹ và các tổ chức chính thức từ nước ngoài.
Quyết định từ FED ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
Tại sao các quyết định từ FED lại có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu? Điều này là do đồng USD là đồng tiền chủ chốt trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Trong khi đó FED là nơi duy nhất có quyền đưa ra các quyết định về tăng hay giảm lãi suất tiền tệ, kiểm soát và can thiệp vào giá trị của đồng USD. Vì vậy, mỗi một quyết định của FED sẽ tác động trực tiếp đến các đối tác thương mại của Mỹ và tác động gián tiếp đến nền kinh tế toàn cầu.
Đối với forex, chứng khoán, giao dịch vàng hay bất kỳ giao dịch tài chính nào khác, nếu không muốn bị cháy tài khoản, đừng bao giờ bỏ qua những diễn biến liên quan đến các hoạt động của FED.
Xin chào, Tôi là Nguyễn Tấn Hậu, tôi là người yêu thích đầu từ vào các thị trường Forex… Tôi đã có 5 năm tham gia hoạt động trong thị trường Forex và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Và giờ đây, tôi sẽ chia sẽ tất cả những gì tôi biết về Forex cho các bạn. Các bạn hãy theo dõi và đồng hành cùng với tôi nha.