Nhiều người đang thắc mắc là sàn Exness có ôm lệnh không sau khi đã đọc được rất nhiều lời phê phán và bức xúc trên mạng. Thực ra đó là bản chất và môi trường giao dịch tại Exness (tìm hiểu thêm về sàn Exness). Để hiểu rõ hơn về khái niệm “sàn ôm lệnh”, hãy đọc bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Sàn ôm lệnh nghĩa là gì?
Thực ra sàn ôm lệnh là một sàn hoạt động theo dạng Dealing Desk (DD). Đây là một kiểu môi trường giao dịch trên thị trường ngoại hối. Các sàn forex có thể là sàn Dealing Desk hoặc No Dealing Desk hoặc trong trường hợp những sàn forex lớn như sàn Exness thì là cả hai.
Các sàn forex Dealing Desk còn được gọi là các nhà tạo lập thị trường. Những sàn forex này hoạt động như là một bàn giao dịch. Nhiều người nghĩ nó chỉ đơn giản là một chiếc bàn trong văn phòng, được điều khiển bởi một người ngồi xuống và giám sát những gì khách hàng của một công ty đang làm.
Dealing Desk trong giao dịch ngoại hối nghĩa là việc sàn khớp và thực hiện các lệnh của khách hàng của họ, sử dụng các vị thế đã có được từ thị trường liên ngân hàng. Nói cách khác, một nhà giao dịch khi trade với một sàn forex Dealing Desk sẽ có tất cả việc định giá và khớp lệnh được thực hiện từ bộ phận dịch vụ hỗ trợ khách hàng của sàn forex chứ không phải tại thị trường liên ngân hàng. Sàn forex sẽ là một bộ phận có đầy đủ nhân viên chịu trách nhiệm nhận và thực hiện các lệnh giao dịch của khách hàng theo cách tạo ra rủi ro tối thiểu cho công ty. Đó là lý do nó được gọi là sàn ôm lệnh của khách hàng.
Sàn ôm lệnh hoạt động ra sao?
Thông thường, các sàn forex Dealing Desk là khách hàng của các ngân hàng lớn có hoạt động thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng. Khi các sàn forex Dealing Desk mua thanh khoản từ các ngân hàng lớn, họ bán lại các vị trí này cho các nhà giao dịch cá nhân.
Vì vậy, bất cứ khi nào một nhà giao dịch cá nhân đặt một lệnh mua, thì họ sẽ được khớp với một lệnh bán đến từ sàn. Khi một lệnh bán được đặt bởi nhà giao dịch cá nhân, các sàn forex Dealing Desk sẽ bù đắp lệnh này bằng cách mua nó. Bằng cách đó, các sàn forex Dealing Desk tạo ra thị trường và đóng vai trò là đối tác đối với các giao dịch của khách hàng của họ.
Chỉ khi các lệnh quá lớn hoặc các vị trí của nhà giao dịch được coi là gây rủi ro quá mức cho vốn của công ty thì các nhà tạo lập thị trường mới chuyển lệnh cho các nhà cung cấp thanh khoản để thực hiện.
Sàn Exness có ôm lệnh không?
Như các bạn đã thấy, ôm lệnh là một cách hoạt động của sàn forex mà thôi. Sàn Exness sẽ cung cấp cho các bạn môi trường giao dịch Dealing Desk nhưng đồng thời cũng có môi trường No Dealing Desk (ngược lại của DD).
Khi sàn Exness ôm lệnh hay sàn Exness không rút được tiền thì họ sẽ không thu phí hoa hồng trên các lô giao dịch của khách hàng. Điều này sẽ phù hợp với những nhà giao dịch dài hạn (giao dịch khối lượng lớn trong lâu dài). Sàn Exness ôm lệnh thì lệnh của họ chỉ chệch đi vài pip, không đáng kể so với vốn lớn của họ.
Những người mà phàn nàn về việc sàn Exness ôm lệnh thì đơn giản là đang giao dịch sai môi trường mà thôi. Nếu bạn không muốn bị ôm lệnh, thì hãy giao dịch tài khoản Raw Spread hay Zero của Exness. Còn tài khoản Standard và Pro là giao dịch trong môi trường Dealing Desk đấy. Bạn có thể xem loại tài khoản mình đang dùng là gì tại khu vực cá nhân của Exness.
Là một trang chia sẻ thông tin về ngoại hối hữu ích