6 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRÊN THỊ TRƯỜNG

Theo nguồn wikipedia – tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế nhiều nước trên thế giới. Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong thương mại, ảnh hưởng lợi suất của các nhà đầu tư. Và trong bài viết này thetopreviews sẽ chỉ ra những yếu tố tác động làm tỷ giá hối đoái bị biến động.

Vì sao tỷ giá hối đoái quan trọng

Trước khi xét đến các yếu tố đó bạn cần biết tỷ giá hối đoái là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế của một quốc gia.

Tỷ giá hối đoái liên quan đến mối quan hệ của nước này với nước khác. Giả sử đồng tiền quốc gia A mạnh lên, thì khi đó giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước này qua nước khác sẽ có giá trị cao hơn và hàng hóa nhập về sẽ rẻ hơn (và ngược lại). Ngoài ra, khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì đồng nghĩa với cán cân thương mại của 1 nước sẽ giảm đi, còn nếu tỷ giá hối đoái cao thì cán cân thương mại nước đó tăng.

Nói sơ để bạn thấy được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái đem lại cho nền kinh tế của 1 quốc gia bất kỳ, qua đây bạn sẽ phải biết những yếu tố tác động khiến tỷ giá này thay đổi?

Những yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái

Chênh lệch lạm phát (sức mua)

Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ và làm biến động tỷ giá

Giả sử ở Việt Nam có tỷ lệ lạm phát lớn hơn Trung Quốc à khi đó người dân sẽ có xu hướng sử dụng hàng hóa từ Trung hơn Việt vì giá hàng hóa sẽ rẻ hơn, tương tự đó thì Việt Nam sẽ nhập hàng Trung về (cầu nhân dân tệ sẽ tăng).

Ở Trung quốc khi đó sẽ ngược lại, họ sẽ hạn chế sử dụng hàng Việt vì giá nhập khẩu cao và cũng đồng nghĩa cùng nhân dân tệ giảm. Cầu ngoại tệ tăng – cung giảm à tỷ giá hối đoái nhân dân tệ với VND tăng, còn đồng nội tệ VND giảm.

Ngược lại, nếu nội địa bị lạm phát có giá thấp hơn nước ngoài à tỷ gia shoosi đoái giảm còn đồng nội tệ tăng.

Chênh lệch lãi suất các nước

Đứng ở góc nhìn kinh tế thì lại suất, lạm phát hay tỷ giá hối đoái có mối quan hệ khá liên quan. Nếu không kiểm soát được lãi suất thì sẽ gây ảnh hưởng lạm phát và tỷ giá hối đoái ngay. Hiểu nôm na khi lãi suất thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lạm phát và giá trị tiền tệ. Việc để lãi suất cao sẽ không tốt cho kinh tế nước đó, khi lạm phát nước A>B sẽ làm giảm giá trị đồng tiền nước A xuống và ngược lại.

Thâm hụt tài khoản vãng lai

Bạn cứ hình dung tài khoản vãng lai chính là cán cân thương mại của quốc gia này so với đối tác thương mại của họ. Khi 1 nước bị thâm hụt tài khoản vãng lai thì cho thấy rằng nước đó đang chú trọng tiêu chí ngoại thương hơn đầu tư xuất khẩu và có thể nước đó đang phải vay vốn nước ngoài bù khoản thâm hụt.

Tuy nhiên 1 đất nước cần có nhiều ngoại tệ hơn từ việc xuất khẩu, bên cạnh đó cũng cung ứng nội tệ cho người nước ngoài nhiều hơn để họ mua hàng hóa. Nếu nhu cầu về ngoại tệ bị dư thừa và không cân bằng được à tỷ giá hối đoái giảm, và tỷ giá này chỉ cân bằng được khi hàng hóa hay dịch vụ trong nước đó đủ rẻ để thu hút nước ngoài và tạo doanh số bán hàng trong nước cao hơn.

Nợ công

Yếu tố này cũng làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái củ 1 nước, nguyên nhân sâu xa dẫn đến nợ công là do bị thâm hụt ngân sách, ví dụ như 1 quốc gia tài trợ đầu tư cho 1 dự án lớn nào đó trên hoạt động của chính phủ theo hình thức đi vay nợ. Tuy hoạt động này nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng giả sử nước đó có thâm hụt ngân sách hay nợ công cao sẽ bị mất điểm trong mắt nhà đầu tư (khó thu hút đầu tư).

Nước đó có khoản nợ lớn à tình trạng lạm phát, khi lạm phát tăng cao và chính phủ đó phải chi trả lãi cho khoản nợ, phải trả hết số nợ đó cho giá trị đồng dollar rẻ hơn tương lai.

Tỷ lệ trao đổi thương mại

Người ta hay gọi bằng thuật ngữ (terms of trade): so sánh mức giá nhập khẩu với xuất khẩu, tỷ lệ trao đổi thường liên quan cán cân thương mại + tài khoản vãng lai. Nếu quốc gia đó có tỷ lệ xuất khẩu > nhập khẩu à tỷ lệ trao đổi thương mại được đánh giá tốt.

Ổn định chính trị và nền kinh tế

Bạn thử hình dung xem nếu bạn là 1 nhà đầu tư đến từ nước ngoài và đang tính đầu tư vào quốc gia A, nhưng nước A đang gặp bất ổn về chính trị hoặc khủng hoảng nền kinh tế à bạn có dám đầu tư hay không? Sẽ làm mất niềm tin và có thể bạn sẽ chuyển luồng vốn này qua các nước khác ổn định hơn à ảnh hưởng đến các yếu tố trên

Ngoài 6 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của 1 quốc gia ở trên a, còn 1 vài nguyên nhân bên ngoài tác động làm biến động nền kinh tế nước đó nữa. Tuy nhiên, dòng chảy mang tên lạm phát, lãi suất cao, nợ công, thâm hụt ngân sách vẫn là những yếu tố khiến các cơ quan đầu não quốc gia bất kỳ phải đau đầu, và các nhà đầu tư thì chỉ nhìn trên giá trị tiền cũng như tỷ giá hối đoái nước đó để quyết định đầu tư mà thôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.